Website đang được nâng cấp

Dự án ““Hồ chứa nước Thục Luyện, tỉnh Phú Thọ”

hông tin về dự án

Tên dự án : “Hồ chứa nước Thục Luyện, tỉnh Phú Thọ”

Thông tin chủ đầu tư dự án

- Tên chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ.
- Quản lý dự án: Ban QLDA đầu tư XDCT Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 1518 đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm- TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ..
- Điện thoại: 0210.3846238; Fax: 0210.3847523
- Người đại diện theo pháp luật:                
- Chức vụ:
- Tổng mức đầu tư của dự án Hồ chứa nước Thục Luyện, tỉnh Phú Thọ là 450.000.000.000VNĐ (Bằng chữ: Bốn trăm năm mươi tỷ đồng chẵn). Nguồn vốn: vốn NSNN do Bộ Nông nghiệp và PTNN quản lý.
- Tổng thời gian thực hiện dự án 4 năm từ năm 2022 -:- 2025, trong đó:
Tiến độ thực hiện dự án:                             
- Lựa nhà thầu tư vấn lập TKBVTC: 12/2022÷1/2023
- Lập thiết kế TKKT, BVTC: 2/2023÷07/2023
- Phê duyệt Thiết kế BVTC: 8/2023
- Lựa chọn nhà thầu thi công: 09/2023÷10/2023
- Thi công công trình: 11/2023÷7/2025
Kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng: 8/2023 ÷ 10/2024

Vị trí địa lý

Hồ chứa nước Thục Luyện có đầu mối công trình cách thị trấn Thanh Sơn 2km theo đường tỉnh lộ 316 đi tỉnh Hoà Bình đến khe Dòng thì đi ngược suối 3,73km đường đất lâm nghiệp. Vị trí tuyến công trình đầu mối có tọa độ địa lý như sau: 21°12'26" vĩ độ Bắc; 105°11'12" kinh độ Đông.
- Ranh giới hành chính tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp xã Tam Nông, Yên Lập.
+ Phía Tây giáp xã Sơn Thuỷ Đào xá .
+ Phía Đông giáp xã Tân Phú Xuân Đài.
+ Phía Nam giáp xã Tân Minh, Vĩnh Tiền.Hồ chứa nước Thục Luyện và hệ thống đường ống  tự chảy đảm bảo cấp nước cho Chủ động tưới cho 1.890 ha đất canh tác (gồm lúa, hoa màu, chè, cây ăn quả), tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 30.000 người và tạo nguồn cấp nước công nghiệp cho 46 ha khu công nghiệp Thục Luyện. Gồm các xã: Thục Luyện, Sơn Hùng, Địch Quả, TT Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn; xã Ngọc Đồng, Minh Hòa, Đồng Lạc, huyện Yên Lập; xã Tề Lễ, Quang Húc, Lam Sơn, huyện Tam Nông.


Hiện trạng giao thông khu vực
- Trên toàn địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 8 tuyến quốc lộ đi qua gồm: QL.2, QL.70, QL.70B, QL.32, QL.32B, QL.32C với tổng chiều dài 409.4km. Đường tỉnh có 43 tuyến với tổng chiều dài 736km, đến được 100% trung tâm các xã trong tỉnh, kết nối liên thông được hệ thống đường huyện, đường xã với đường Quốc lộ, đường sắt và đường thủy. Đường GTNT dài tổng cộng 9979.36km. Ô tô 7 tấn đã đến được các trung tâm xã, xe tải nhẹ đến được 100% thôn bản.
- Đoạn từ công trình đầu mối ra đến đường QL70 cư bản đã có được nển đường, việc vận chuyển thiết bị , máy móc và vật liệu vào xây dựng thuận lợi.
- Các quy hoạch về giao thông có liên quan đến dự án bao gồm: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh – tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020 Và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 11/8/2015.
Hiện trạng thủy lợi vùng dự án
Sơ bộ về nhiệm vụ, quy mô, năng lực thiết kế, quá trình vận hành của các công trình thủy lợi trong vùng dự án; quá trình đầu tư, nâng cấp và hiệu quả của các đầu tư đó; các kế hoạch, quy hoạch dự kiến đầu tư.
Hiện trạng cấp nước sinh hoạt
Phú Thọ có 197 công trình cấp nước sinh hoạt, gồm 133 công trình cấp nước tự chảy, 64 công trình cấp nước tập trung. Tuy nhiên, công tác quản lý, vận hành còn nhiều bất cập; công trình không được sửa chữa thường xuyên, chất lượng nước không đạt yêu cầu, thiếu kinh phí….nên nhiều công trình đã ngừng hoạt động (66 công trình), ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng nước của người dân.
Kết quả khảo sát trong vùng dự án cho thấy phần lớn người dân vẫn sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày từ các nguồn nhỏ lẻ như: nước giếng đào, nước giếng khoan …, một số nguồn nước không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhiều địa phương còn tình trạng thiếu nước sinh hoạt đặc biệt là về mùa khô.
Các hệ thống cung cấp nước sạch tập trung hiện nay, chỉ cung cấp được cho khoảng 25.5% dân số. Một số công trình đã được đầu tư xây dựng song không phát huy được hiệu quả nên đã phải ngừng hoạt động. Năng lực và nguồn lực cho kiểm soát chất lượng nước và duy trì hoạt động các công trình nước sạch còn nhiều hạn chế.
Hiện trạng cấp nước tưới khu vực dự án
+ Hiện trạng công trình tưới
Tỉnh Phú Thọ hiện có 2026 công trình tưới, trong đó: 1341 hồ, đập dâng; 432 phai dâng; 253 trạm bơm tưới, tưới tiêu kết hợp và nhiều công trình tạm. Hệ thống các công trình tưới được phân loại như sau:
- Trạm bơm: 253 trạm. Trong đó 222 trạm bơm tưới, 31 trạm tưới, tiêu kết hợp, đảm bảo tưới 11.900 ha.
- Hồ đập: có 1.341công trình. Chủ yếu có quy mô nhỏ, bao gồm: loại tưới cho >100 ha có 9 công trình; loại tưới cho từ 20-99 ha có 175 công trình; loại tưới cho <20 ha có 1157 công trình. Các hồ, đập tưới cho 19100 ha chủ yếu đất ruộng 2 vụ. Cấp nước tạo nguồn cho 909 ha cây vùng đồi và 1300 ha nuôi trồng thủy sản.
- Các công trình tạm tưới được 2800 ha.
+ Hiện trạng thủy lợi vùng dự án
- Vùng dự án là vùng nông thôn miền núi, đất đai canh tác nông nghiệp phân tán, bị chia cắt bởi đồi núi và các khe suối với rất nhiều những nhánh suối nhỏ, tuy nhiên lượng nước ở những nhánh suối nhỏ này không nhiều.
- Hiện trạng thủy lợi các xã vùng dự án có khoảng 38 công trình là các ao, hồ, phai đập dâng, trạm bơm cấp nước tưới….Các công trình thủy lợi là những công trình nhỏ lẻ riêng rẽ bao gồm các đầu mối lấy nước là những hồ nhỏ, các phai đập dâng chặn trên các con suối, nằm rải rác tạo thành các cấp bậc thang, nước được dẫn từ các đầu mối lấy nước về khu tưới thông qua các tuyến kênh dẫn hở.
- Những công trình đầu mối hầu hết được xây dựng từ lâu  đến nay đã xuống cấp hư hỏng nặng, thân đập bị rò rỉ nước lớn nên không có khả năng ngăn nước để cấp nước tưới phục vụ sản xuất. 
- Hệ thống kênh mương còn lại trong khu vực hầu hết có khẩu diện nhỏ, đều được xây dựng chắp vá, phần lớn là kênh đất khả năng truyền nước kém, nguồn nước bị thất thoát nhiều trong quá trình vận hành đến khu tưới.
- Ngoài ra còn một số khu vực có địa hình cao và bị chia cắt mạnh trên địa bàn các xã hiện chưa có công trình cấp nước tưới. 
Mặt khác do biến đổi khí hậu cộng với việc khai thác đầu nguồn đã làm cho mực nước mùa khô của các dòng sông xuống thấp so với trung bình nhiều năm vì vậy, các trạm bơm ven sông không chủ động vận hành được đều đã phải hạ thấp bệ máy và nối dài ống hút để bơm nước tưới. Cho nên các khu tưới thuộc các xã trong vùng dự án hiện thiếu nguồn nước tưới. Hệ thống kênh dẫn hầu hết là kênh đất, hàng năm sau mùa mưa lũ đều bị bồi lấp và không đủ kinh phí để nạo vét.
Từ hiện trạng thuỷ lợi nêu trên cho thấy việc đầu tư xây dựng hồ chứa nước có dung tích lớn và  hệ thống thuỷ lợi lấy nước tự chảy cung cấp cho khu tưới thực sự mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng dự án.
+ Hiện trạng tưới khu vực dự án
Qua điều tra khu vực dự án hiện nay đang sử dụng nước tưới được cung cấp bở các hồ chứa nhỏ, phục vụ cho khoảng 20-30ha đất nông nghiệp của mỗi xã, còn lại là nước từ các suối ở vị trí thấp. Diện tích tưới cho vùng đồi chủ yếu được cung cấp từ nước mưa hoặc nước của các hộ dân bơm lên từ các ao hồ, dòng suối. *) Hiện trạng điện lực
Hệ thống điện lực tỉnh Phú Thọ tương đối hoàn chỉnh, tình hình cung cấp điện trên địa bàn tỉnh ổn định, đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt thiết yếu của nhân dân.

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

Mục tiêu của Dự án

Mục tiêu: Nh»m æn ®Þnh, t¹o ®µ ph¸t triÓn nhanh vÒ kinh tÕ cho huyÖn Thanh S¬n, n©ng cao ®êi sèng, ®ảm bảo ổn định sản xuất cho nhân dân tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; góp phần cải tạo môi trường sinh thái khu vực dự án.. X©y dùng vïng dù ¸n thµnh vïng m¹nh vÒ kinh tÕ vµ æn ®Þnh vÒ x· héi, gi÷ an ninh quèc phßng.
Nhiệm vụ: Chủ động tưới cho 1.890 ha đất canh tác (gồm lúa, hoa màu, chè, cây ăn quả), tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 30.000 người và tạo nguồn cấp nước công nghiệp cho 46 ha khu công nghiệp Thục Luyện. Gồm các xã: Thục Luyện, Sơn Hùng, Địch Quả, TT Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn; xã Ngọc Đồng, Minh Hòa, Đồng Lạc, huyện Yên Lập; xã Tề Lễ, Quang Húc, Lam Sơn, huyện Tam Nông.

Loại hình, quy mô, công suất của Dự án

- Loại hình: Công trình Nông thôn và Phát triển nông thôn.
- Cấp công trình: Cấp II;
- Nhóm công trình: Dự án thuộc nhóm B;

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Liệt kê các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

Đập đất

Đắp đập đến cao trình thiết kế +91,20 m; mặt đập rộng B = 7,00m, gia cố đỉnh đập bằng BT dày 20 cm M250 rộng 5 m. Đỉnh đập dài 284,30 m. Phía thượng hạ lưu bố trí gờ chắn bánh BT M200. Gia cố đỉnh mái hạ lưu bằng đá xây vữa M100 dài 1m, dày 20 cm.
Mái thượng lưu: hệ số mái thượng lưu m=3,50, gia cố từ cao trình +69,00 m lên đến đỉnh đập bằng tấm BTCT M200 (200x200x10cm) xếp sole, dưới tấm lát lót bạt chống mất nước BT. Bố trí 2 cơ rộng 3 m tại cao trình +69,00 m và 81,20 m.
Mái hạ lưu: hệ số mái hạ lưu m = 3,0, trồng cỏ trong khung rãnh BT M200 chữ nhật, rãnh sâu 30cm, đáy rộng 30cm, khoảng cách giữa các rãnh là 10 m. Hình thức thoát nước lăng trụ đá kết hợp áp mái, cao trình đỉnh lăng trụ +62,00 m, đỉnh áp mái là +65,00 m. Bố trí 2 cơ rộng 3 m tại cao trình +77,00 m và 65,00 m.
Chống thấm nền đập: bằng vữa xi măng và xi măng sét

 Cống lấy nước

Bao gồm các hạng mục: cửa vào, thân cống, tháp van, nhà van hạ lưu
Cửa vào cống: Cấu tạo dạng kênh hở dài 10 m, kênh BTCTM250 rộng B=3m, mái m=1,0. Kênh thu hẹp từ B=3 m về B=1,5 m. Cao trình cửa vào +69,00 m.
Thân cống được chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Cống hộp dài 47,20 m, kích thước cống 1,5x1,5 m, cấu tạo là BTCT M250
+ Đoạn 2: Tháp van dài 11,80 m, cao 22,20 m, cấu tạo BTCT M250. Tháp van có 2 tầng, 1 tầng lấy nước mặt tại cao trình 81,20 m, 1 tầng lấy nước đáy tại cao trình 69,00 m. Phía trên tháp van là nhà bào vệ máy đóng mở van. Kích thước tầng lấy nước mặt và tầng lấy nước đáy đều là 1,5x1,5 m. Mỗi tầng lấy nước có 1 van phẳng đóng mở khi điều tiết nước.
+ Đoạn 3: Cống tròn D900 dày 10 mm trong hành lang, dài 127,55 m, cấu tạo hành lang 2,9x2,2 m BTCT M250. Cao trình hành lang +68,80 m.
Nhà van hạ lưu: nhà van hạ lưu kích thước 3,5 x5,0 m, có cấu tạo BTCT M250, phía trên là nhà kết cấu tường gạch dày 22 cm và đổ mái bằng có ốp tôn chống nóng, bên trong nhà van bố trí sàn công tác và 1 van chặn điều tiết nước đường ống.

 Tràn xả lũ

Gồm các hạng mục: Cửa vào tràn, ngưỡng tràn, dốc nước, bể tiêu năng, gia cố sau tiêu năng và kênh xả hạ lưu.
Cửa vào tràn: Dài 25 m, cấu tạo là BTCT M200, Chiều rộng thu hẹp từ B=41,6 m về B=31,00 m;
Ngưỡng tràn: Hình dạng tràn Piano, cấu tạo BTCT M250, dài 10 m, chiều rộng thông thủy của tràn B=30 m được chia thành 2 khoang. Phía trên tràn là cầu dự ứng lực dài 15 m/ 1 nhịp, bề rộng của cầu B=7m;
Dốc nước: Dài 192 m, cấu tạo BTCT M200, chiều rộng thông thủy của dốc nước thu hẹp từ B=31 m về B=20 m. Trên dốc nước phạm vi đoạn không đổi với bề rộng B=20 m được bố trí mố nhám BTCT M200 0,2x0,2x0,2 m (khoảng cách 1,3m/ 1 mố) đến hết dốc nước. Tăng cường hệ neo thép phi 22 gắn kết bản đáy dốc nước và nền đá phía dưới (khoảng cách 1,5 m/ 1 neo);
Bể tiêu năng: Dài 14,5 m, cấu tạo BTCT M200, chiều rộng thông thủy B=30 m, chiều cao bể tiêu năng H=1,5 m. Trong bể tiêu năng bố trí các mố nhám BTCTM200 gia cường cao 1 m, khoảng cách 2,5 m/ 1 mố. . Tăng cường hệ neo thép phi 22 gắn kết bản đáy dốc nước và nền đá phía dưới (khoảng cách 2,0 m/ 1 neo);
Gia cố sau tiêu năng: Phạm vi dài 50 m, trong đó 20 m đầu gia cố đáy bằng BTCT M200, 30 m sau gia cố bằng rọ đá kích thước 1x2x0,5 m Kênh xả hạ lưu: Dài 140 m, được gia cố bằng rọ đá (rọ đá được tận dụng từ gia cố kênh dẫn dòng phục vụ thi công). Mái kênh m=1.5 và 1.0.

Đường ống lấy nước

Hệ thống đường ống dẫn nước lấy nước từ hạ lưu van cống dưới đập để cấp nước tưới cho 520ha đất lúa 2 vụ, 1.165 ha hoa màu đất chè, cây ăn quả và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 30.000 người. Kết cấu bằng ống nhựa HDPE được chôn dưới đất. Trên tuyến ống bố trí đầy đủ các hạng mục như: Van xả căn, van xả khí, van cấp nước tưới và các hố van điều tiết. Tổng chiều dài các tuyến ống của hệ thống là: 40.838m

 Đường ống dẫn nước

+ Đoạn ống từ đập đầu mối ra đường QL70B: Do đầu mối hồ Thục Luyện nằm sâu trong xã rừng và cách đường QL70B khoảng 3.730m, cách khu tưới gần nhất khoảng 5km. Đoạn ống từu đầu mối hồ Thục Luyên đi men theo suối và đường lâm nghiệp, đi qua 4 lần suối thì tới đường QL70B nên Giải pháp để đưa nước từ đầu mối ra đến đường QL70B  là bố trí tuyến ống chạy dọc theo đường lâm nghiệp và môt số đoạn đi men theo chân suối.
+ Tuyến đường ống cấp nước cho thị trấn Thanh Sơn: Điểm đầu ống lấy nước tại tuyến ống từ đầu mối ra đường TL316, tuyến ống này dài khoảng 3.774m được lựa chon đi theo chân đồi dọc theo tuyến đường TL316 đến khu tưới, kết cấu ống bằng nhựa HDPE D500 được chôn sâu dưới mặt đất tối thiểu 1,2m
+ Tuyến ống cấp nước cho xã Địch Quả: Điểm đầu lấy nước từ đường ống phân phối, tuyến này có chiều dài tổng cộng khoảng 7.540m. tuyến này đi theo quốc lộ 32 dẫn và cung cấp nước cho xã Địch Quả. kết cấu ống bằng nhựa HDPE D400 – D250 được chôn sâu dưới mặt đất tối thiểu 1,2m.
+ Tuyến ống cấp nước cho xã Sơn Hùng: Điểm đầu lấy nước từ đường ống phân phối, tuyến ống này có chiều dài tổng cộng khoảng 9.386m đi theo đường tỉnh 320, qua khu ruộng đến khu tưới. kết cấu ống bằng nhựa HDPE D400-D250 được chôn sâu dưới mặt đất tối thiểu 1,2m
+ Tuyến ống cấp nước cho các xã Tề Lễ, Quang Húc, Lam Sơn, huyện Tam Nông: Điểm đầu ống lấy nước tại tuyến ống từ đầu mối ra đường TL313Đ điểm rẽ nhánh đi Yên Lập, tuyến ống này dài khoảng 15Km được lựa chọn đi dọc theo bờ tả Sông Bứa tại vị trí cầu 30-4 có nhánh rẽ ngang đi qua sông Bứa và cắt đường QL32 để cấp nước cho các thị trấn Thanh Sơn. Tuyến đi huyện Tam Nông chạy dọc theo bờ tả song bứa và theo các bãi song để cấp nước cho các trạm bơm của xã Tề Lễ, Quang Húc, Lam Sơn. Kết cấu ống bằng nhựa HDPE D560-250 được chôn sâu dưới mặt đất tối thiểu 1,2m. nhánh đi Yên Lập, tuyến ống này dài khoảng 15Km được lựa chọn đi dọc theo bờ tả Sông Bứa tại vị trí cầu 30-4 có nhánh rẽ ngang đi qua sông Bứa và cắt đường QL32 để cấp nước cho các thị trấn Thanh Sơn. Tuyến đi huyện Tam Nông chạy dọc theo bờ tả song bứa và theo các bãi song để cấp nước cho các trạm bơm của xã Tề Lễ, Quang Húc, Lam Sơn. Kết cấu ống bằng nhựa HDPE D560-250 được chôn sâu dưới mặt đất tối thiểu 1,2m.
và các nghị định có liên quan. Tiếp tục hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển các loại rác phát sinh từ quá trình hoạt động của Dự án.
Khi có sự thay đổi trong tiêu chuẩn, quy chuẩn, Cơ sở cam kết thực hiện đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mới nhất theo quy định của pháp luật.
- Thời gian thực hiện: ngay khi dự án đi vào hoạt động;
- Thời gian hoàn thành: thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của dự án;
Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, cụ thể:
- Chất thải rắn thông thường được quản lý theo đúng quy định về quản lý chất thải rắn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Chất thải nguy hại được quản lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải định kỳ theo quy định.
- Thời gian thực hiện: ngay khi dự án đi vào hoạt động;
- Thời gian hoàn thành: thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của dự án;
Ban QLDA Đầu tư XDCT Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
- Thời gian thực hiện: ngay khi dự án đi vào hoạt động;
- Thời gian hoàn thành: thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của dự án.
8. Chủ đầu tư cam kết thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai thi công dự án.
9. Chủ đầu tư cam kết trước khi tích nước vào hồ sẽ hoàn thành việc cắm mốc giới hạn hành lang bảo vệ nguồn nước đảm bảo tuân thủ Nghị định 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
 
Nội dung Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án  “Hồ chứa nước Thục Luyện, tỉnh Phú Thọ” được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết Tại đây.

Chủ dự án xin cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số liệu; thông tin về dự án, các vấn đề môi trường của dự án được trình bày trong báo cáo ĐTM. Nội dung cụ thể được trình bày tại phần kết luận, cam kết và kiến nghị của báo cáo ĐTM.
 
Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Hồ chứa nước Thục Luyện, tỉnh Phú Thọ” xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ: sotnmt.phutho@gmail.com 
trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Hồ chứa nước Thục Luyện, tỉnh Phú Thọ”, để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ. hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.


Tác giả bài viết: Độ Trần

Nguồn tin: TT Kỹ thuật Công nghệ Tài nguyên, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ